Cách đấu đồng hồ điện như thế nào? Hiện nay, mạng lưới điện sinh hoạt của Việt Nam chủ yếu là dòng điện 1 pha. Đây cũng là mức điện phù hợp với công suất của các thiết bị điện như điều hòa, tivi, máy giặt… Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn với Hợp lực MEP nhé.
Mục Lục Nhà Cấp 4
Đồng hồ điện là gì?
Đồng hồ điện là một loại thiết bị đo lường quan trọng được dùng phổ biến trong các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình.
Nó sẽ ghi lại lượng điện tiêu thụ mỗi tháng, giúp cho người dùng kiểm soát, quản lý chi phí tiền điện hiệu quả.
Cách lắp đồng hồ điện
Trước khi tìm hiểu cách đấu đồng hồ điện thì bạn cần thực hiện lắp đặt đồng hồ điện trước. Với các bước lắp đồng hộ điện thì bạn cần thực hiện đúng chuẩn, tránh gây sai sót, thiệt hại. Cụ thể:
Bước 1: Kiểm tra điều kiện để lắp đồng hồ điện cần thiết
Bạn hãy kiểm tra xem khu vực mà bàn cần lắp đồng hộ điện có đang dùng chung nguồn điện không. Nếu như tất cả các thiết bị điện cần dùng ở khu vực đó đều chung 1 nguồn điện thì có thể lắp đặt đồng hồ điện ngay. Nếu không thì thực hiện theo bước 3.
Bước 2: Chọn loại đồng hồ điện phù hợp
Chọn loại đồng hồ điện có công suất đo thích hợp, loại 1 pha hay loại 3 pha, công tơ điện tử hay công tơ loại cơ. Việc lựa chọn sẽ tùy thuộc vào nguồn điện sử dụng hay nhu cầu sử dụng của người dùng. Điều quan trọng đó phải là loại đồng hồ chính hãng được điểm định bởi EVN.

Bước 3: Tách nguồn điện cần đo
Hãy chuyển hướng các thiết bị điện trong khu vực cần đo điện về chung một đầu mối. Đó sẽ là nơi để lắp đồng hồ điện riêng. Đây là bước cần thực hiện trong quy trình lắp đồng hồ. Còn nếu chỉ thay đồng hồ đo chỉ số điện thì bạn không cần phần này.
Bước 4: Tiến hành đấu đồng hồ điện mới
Khi đã xong hết các bước trên thì cần thực hành cách đấu đồng hồ điện theo đúng hướng dẫn sơ đồ đúng của loại 1 pha hay 3 pha. Để đấu nối đồng hồ đo điện thì nhân viên kỹ thuật cần phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm lắp đặt.
Cách đấu đồng hồ điện loại 1 pha 2 dây
Tiếp theo, hãy tìm hiểu về cách đấu đồng hồ điện loại 1 pha 2 dây. Khi đấu thì bạn cũng cần phải hiểu về ký hiệu trên các dây. Cụ thể:
- Dây số 1 là dây pha nóng vào
- Dây số 2 là dây pha nóng ra
- Dây số 3 là dây trung hòa vào
- Dây số 4 là dây trung hòa ra
Khi thực hiện đấu đồng hồ điện 1 pha thì cần phải lưu ý đến dây số 3 và dây số 4 phải được đấu cùng nhau. Để có thể xác định được dây pha nóng thì bạn cần phải dùng đến bút thử điện. Dây để làm bút thử điện đỏ chính là dây pha nóng.
Khi lắp đồng hồ điện hoặc bất cứ thiết bị điện nào khác thì bạn cũng phải nắm rõ về nguyên lý hoạt động và cách lắp.

Cách đấu đồng hồ điện 3 pha theo đúng kỹ thuật
Để thực hiện cách đấu đồng hồ điện đúng kỹ thuật thì cần phải nhìn vào aptomat tổng và dựa theo công suất sử dụng. Và được chia thành 2 trường hợp:
Cách đấu đồng hồ điện 3 pha trực tiếp
Bước 1: Trước tiên, bạn cần phải ngắt cầu giao tổng.
Bước 2: Sau đó, bạn treo công tơ điện lên và dùng kìm để cắt vỏ đầu dây cáp. Bạn nên tiến hành cắt cẩn thận, tránh bị khứa mất lớp bảo vệ bên trong dây cáp gây ra tình trạng hở điện.
Bước 3: Sử dụng kìm để giữ chặt đầu dây và tránh cho các đầu cáp điện bị lỏng lẻo rồi siết chặt tiếp xúc giữa đầu dây cáp với đồng hồ điện 3 pha.
Bước 4: Treo đồng hồ điện lên rồi mở nắp, trên nắp bảo vệ sẽ có hình sơ đồ đấu nối. Bạn chỉ cần nhìn sơ đồ để đấu nối là được.
Cách đấu đồng hồ điện 3 pha gián tiếp
Về cách đấu đồng hồ điện 3 pha thì cũng tương tự giống như cách đấu trực tiếp. Nhưng ở bước 4 thì cần thay đổi một chút. Công tơ điện 3 pha gián tiếp thường có 11 đầu dây ra chia thành 4 nhóm:
- Nhóm pha A: gồm có tín hiệu điện áp pha A ở đầu số 2 và tín hiệu dòng pha A ở đầu 1 và đầu 3
- Nhóm pha B: gồm có tín hiệu điện áp pha B ở đầu 5 và tín hiệu dòng pha B ở đầu 4 và đầu 6
- Nhóm pha C: gồm có tín hiệu điện áp pha C ở đầu 8 và tín hiệu dòng pha C ở đầu 7 và đầu 9
- Nhóm trung tính gồm có đầu dây 10 và 11 đấu với nhau

Lưu ý trong khi đấu đồng hồ điện 3 pha
Trong cách đấu đồng hồ điện, khi tiến hành đấu điện thì bạn nên lưu ý một số điều như sau:
- Hãy ngắt nguồn điện hoàn toàn trước khi đấu
- Dùng các công cụ chuyên dụng, đồ bảo hộ đầy đủ để đảm bảo sự an toàn
- Thực hiện đấu đồng hồ điện tại nơi khô ráo, tránh nơi có nguồn nhiệt hay ẩm thấp
- Khi đấu đồng hồ điện phải có hộp bảo vệ, tránh lắp đặt trong tầm với của trẻ em
- Cặp dây của pha nào thì phải nối đúng vào pha đó, hãy dùng các dây cùng màu để tránh sự nhầm lẫn
- Dầu dây phải tách vỏ cách điện vừa đủ, siết chắc chắn, tránh để phần dây đồng dư quá nhiều vì nó sẽ gây chập cháy. Hoặc nếu siết vít không chặt thì sẽ làm phát sinh hồ quang điện gây nguy hiểm.
- Không nên tự ý tháo đồng hồ điện ra để chỉnh sửa, đấu ghép
Đó là những thông tin cơ bản về cách đấu đồng hồ điện mà Hợp lực MEP chia sẻ cùng bạn. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.