Xã hội hiện đại hóa, ngày càng nhiều gia đình tách riêng để sống thành gia đình nhỏ quy mô 2-5 người, thậm chí tại các thành phố lớn, xu hướng nhà 1 người hiện nay rất nhiều. Nhưng hầu như nằm ngoài thời cuộc, gia đình 24 người nhà ông Giáo tại tỉnh Hưng Yên là một hiện tượng sống chung khiến người ta sửng sốt.
Mục Lục Nhà Cấp 4
5 ngôi nhà trong 1 khuôn viên
ĐI về vùng Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên người ta sẽ bắt gặp xa xa 5 ngôi nhà theo lối biệt thự xây to trong một khuôn viên rộng 2000m2. Đây không phải là nhà của đại gia nào, mà là của đại gia đình ông Nguyễn Văn Giáo (sinh năm 1938) đang sinh sống cùng các con, cháu và chắt của mình. Mỗi người một tính, vậy mà gia đình ông Giáo đã có truyền thống ở chung cùng nhau xây dựng một truyền thống như một đại gia đình kiểu mẫu thời xưa.
Kiến trúc của 5 ngôi nhà cho 5 đứa con của ông Giáo gần như giống hệt nhau, 2 tầng, màu xanh biển đồng bộ, mái Thái, cách nhau chỉ vài bước chân trên nền gạch Bát Tràng đỏ truyền thống. Tuy không phải theo kiểu mẫu nhà hiện đại, nhưng ngôi nhà nào cũng được chăm chút cẩn thận, quét tước sạch sẽ.
Trong khu sân vườn chung cả gia đình sắp đặt khu sinh hoạt chung, ăn uống, giỗ quảy, khu thể dục thể thao cả nhà, lại có thêm khu sở thích như Bonsai vườn tược. Nếu người vùng khác đi ngang, chắc có khi lại tưởng dạng biệt thự đơn lập trong dự án nào đó, còn nếu là người trong vùng cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ trước sự đoàn kết và gần gũi của gia đình ông.
Ăn chung, ở chung, tiêu chung
Ăn chung, ở chung, tiêu chung là tiêu chí duy trì kết cấu bền chặt của đại gia đình nhà ông Giáo. Càng tim hiểu sâu, người ta càng thấy nỗ lực “cầm cương” gia đình trong nhiều năm của ông bà luôn kiên quyết thực hiện tiêu chí này.
Ông bà Giáo có 5 người con trai, 5 gia đình nhỏ sống quây quần bên ông bà. Các công việc hằng ngày đều do bà Nhẫn vợ ông Giáo quản lý và phân công cho từng người theo sở trường sở đoản. Mô hình gia đình tứ đại đồng đường như vậy đã duy trì rất lâu.
Thứ nhất, gia đình ở chung một khuôn viên. Tuy tách độc lập từng gia đình nhỏ để sinh hoạt thuận tiện nhưng vẫn rất dễ dàng kết nối ở cự ly gần. Gần cả khoảng cách lẫn trái tim. Khi một nhà có việc, nhà khác đều tương hỗ. Khi một nhà có vui, các nhà khác đều vui lây.
Thứ hai, ăn chung nồi cơm. Thật khó tin đến bây giờ một đại gia đình gần 30 người vẫn ngồi ăn cơm chung với nhau hằng ngày. Hằng ngày đại gia đình ông giáo tập trung ăn sáng sau đó người đi học đi làm, đến trưa lai về nhà ăn cơm và đi làm đi học. Đến buổi tối lại quây quần bên nhau.
Thứ ba, gom tiền vào một mối để tiêu chung. Đây là điều làm mọi người bất ngờ nhất. Vì thời đại tưởng như tài chính riêng của mỗi gia đình đã quá phổ biến, thì nhà ông bà Giáo lại làm điều ngược lại.
Ông bà thống nhất giữa 5 người con rằng tiền bạc sẽ quy về một mối để anh cả sẽ quản lý và báo cáo chi tiêu. Nhà nào cần chi tiêu các khoản từ học phí của các cháu, chi phí họp mặt, bạn bè, nội ngoại hai bên đều báo với anh cả để xuất tiền. Gạo đường mắm muối và các chi phí lặt vặt hằng ngày đều mua theo số lượng lớn và dùng chung giữa các gia đình trong tháng.
Đại gia đình sinh hoạt chung có khó khăn không?
Truyền thống gia đình sinh hoạt chung của nhà ông Giáo đã có từ thời bố mẹ, sau đó tiếp tục duy trì tới đời ông với các con, cháu, chắt. Được biết gia dình ông cùng kinh doanh một xưởng gỗ và nội thất, cửa hàng vật liệu xây dựng và cửa hàng quần áo đồ thể thao đều mang tên Thành Đạt.
Nhân sự điều hành chính của gia đình ông bao gồm” Người anh cả gương mẫu, chu đáo và bao dung với các em. Bà Nhẫn phân công công việc, ông là người giữ kỷ luật cho gia đình. Các thành viên trong gia đình đều tuân thủ yếu tố kỷ luật và dân chủ khi đưa ra quyết định công việc lẫn gia đình.
Cách sinh hoạt của nhà ông Giáo đã diễn ra như vậy trong suốt nhiều năm nhờ vậy mà ít mâu thuẫn, không ai phàn nàn về việc phân chia tài sản.
Đồng vợ đồng chồng tát Biển Đông, đại gia đình đồng lòng như thế có lẽ sẽ tát cạn cả đại dương… Quy mô nhà ông Giáo càng ngày càng phình to, việc quản lý nhà cửa và giữ gìn hòa khí khó trách những phút “có lòng riêng”.
7 năm về trước, một người con dâu của ông có ý muốn gia đình ra riêng, ông đã nhắc khéo trong bữa ăn bằng câu chuyện “Bó đũa”. Ông cầm cả bó đũa và bẻ bằng hết sức nhưng không thể gẫy một cây nào. Sau đó ông lại tách riêng từng cây đũa để bẻ thì bẻ đũa thật dễ dàng. Cô con dâu vừa nghe đã hiểu ý, bỏ long riêng của mình.
Ông Giáo thẳng thắn nhận định rằng ông luôn hiểu mỗi gia đình nhỏ, mỗi thế hệ mỗi người lại có tính cách riêng, tâm tư riêng. Duy trì gia đình lớn cùng đồng sức đồng lòng cũng có lúc sóng không yên bể không lặng. Nhưng ông luôn dạy con cháu một câu dơn giản nhưng chí tình rằng ông bà cha mẹ như gốc cây, con cháu như cành nhánh, gốc vững thì cây khỏe, cành lá mới xum xuê.
Bà Nhẫn đôi khi cũng xót con xót cháu khi thấy ông Giáo đưa con cháu vào kỷ luật sắt nhưng cũng đồng tình với cách nghĩ của chồng yêu thương đoàn kết mới là việc quan trọng nhất.