Với kiểu dáng cổ xưa, dòng ngói mũi hài được ứng dụng phổ biến trong đền, chùa, nhà thờ họ,… Hãy cùng Nhà Cấp 4 tìm hiểu về dòng ngói hài cùng bảng giá chi tiết để chuẩn bị cho công trình của mình nhé.
Mục Lục Nhà Cấp 4
Ngói mũi hài là gì?
Ngói mũi hài (ngói hài) là loại ngói bằng đất sét nung có đầu bo tròn, ở giữa có 1 phần cong và móc lên trên giống như chiếc giày hài thời xưa. Vì thế mà nó mới có tên là ngói mũi hài.
Ngói hài thường có kích thước 270x200x15mm và trọng lượng tương ứng là 1,6kg/viên, độ hút nước của ngói là khoảng 8% và số lượng ngói lợp trên 1m2 là 40 viên.
Phân loại ngói mũi hài
Ngói hài được phân chia thành 2 loại chính, gồm:
- Ngói mũi hài đất nung: nung ở nhiệt độ khoảng 1100°C và có màu sắc đỏ gốm đặc trưng. Có ưu điểm là bền chắc, hạn chế rêu mốc và chống nóng tốt.
- Ngói mũi hài tráng men: được nung ở khoảng 1300°C và phủ 1 lớp men bóng bên ngoài, giúp tăng thêm tính thẩm mỹ và hạn chế rêu mốc. Loại ngói hài này có màu sắc đa dạng hơn ngói đất nung nên mức giá cũng cao hơn.
Ngói mũi hài có ưu nhược điểm gì?
Ưu điểm
- Không hấp thụ nhiệt nhiều và phản xạ ánh sáng tốt, giúp không gian mát mẻ vào mùa hè.
- Do được nung ở nhiệt độ cao nên có thể chịu được thay đổi nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt, kháng nước, kháng lửa và chịu được cả hơi muối.
- Hoàn toàn có thể tái sử dụng nhờ độ bền lâu dài nhưng phải có kỹ thuật lợp ngói chuẩn mới đảm bảo được ưu điểm này.
- Có nhiều mẫu mã với nét thẩm mỹ riêng biệt, được ứng dụng ở nhiều công trình kiến trúc cổ kính như đình chùa, miếu, nhà truyền thống, biệt thự, nhà cấp 4…
- Ngói mũi hài tráng men còn giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và không bị rêu mốc sau 1 thời gian dài sử dụng.
- Một số dòng ngói hài có chỉ số phát xa và phản xạ cao, đảm bảo đặc tính chịu nhiệt, chịu nước lửa tốt.
Nhược điểm
- Nếu độ dốc mái nhà thấp thì không nên dùng ngói hài.
- Yêu cầu kinh nghiệm về kỹ thuật cao mới có thể lợp được ngói mũi hài.
- Khi di chuyển hoặc lợp ngói phải cẩn thận vì ngói có thể bị nứt vỡ.
Quy trình sản xuất ngói mũi hài
Tương tự như các loại ngói khác, ngói hài hoàn toàn được sản xuất từ đất sét nung, nhưng mỏng và nhỏ hơn. Vì thế sẽ có yêu cầu cao hơn về chất lượng, đòi hỏi quy trình sản xuất hiện đại được kiểm định nghiêm ngặt.
Ngói hài được sản xuất từ loại đất sét có độ dẻo cao, không có các tạp chất cacbonat, có thể sử dụng kết hợp thêm 15 – 20% cát và 10 – 20% samot.
Quy trình làm ngói mũi hài cụ thể: Ngâm và ủ đất => Tạo các viên galet bằng máy ép lanto => Ủ để tạo tính đồng đều về chất liệu => Tạo hình cho ngói => Sấy theo chế độ dịu nhẹ => Nung ở mức nhiệt độ tăng dần => Thành phẩm.
Báo giá ngói mũi hài mới nhất 2021
>>> Tham khảo thêm:
Cách lợp ngói mũi hài lớn chuẩn
Để đảm bảo chất lượng công trình tránh bị hư hại hoặc bị thấm dột nhanh chóng thì bạn cần phải nắm rõ cách lợp ngói sao cho chuẩn theo kỹ thuật nhất. Quy trình lợp ngói mũi hài lớn sẽ gồm những bước sau đây:
Bước 1: Đóng cầu phong
Dùng gỗ nhóm 4 trở xuống là phù hợp nhất, có kích thước chiều rộng 6 – 7cm và chiều dày 3 – 4 cm. Khoảng cách giữa 2 cầu phong là 9 – 10cm, kích thước mỗi hàng tàu có chiều rộng 15 – 18 cm và chiều dày 4 – 5 cm.
Bước 2: Đo và chia khoảng cách hàng mè
Mè được làm bằng gỗ xẻ có chiều rộng 3 – 4 cm, chiều dày 2, 5 – 3 cm. Đóng 2 hàng mè ở đỉnh mái và dưới mái trước, hàng mè trên cách đỉnh mái 3 – 4 cm, hàng mè dưới cách hàng tàu 4 – 5 cm.
Bước 3: Lợp ngói
Bắt đầu lợp ngói từ đầu hồi lợp vào và lợp theo chiều từ dưới lên trên. Hàng ngói sau đè lên 2/3 hàng trước, mũi viên ngói ở hàng sau sẽ nằm giữa 2 viên ngói hàng trước.
Đối với vị trí đầu hồi và nóc, bạn nên cắt viên ngói theo đúng kích thước vị trí bị khuyết để lợp vào.
Bài viết đã cung cấp các thông tin chi tiết về ngói mũi hài cùng bảng báo giá mới nhất. Để nhận báo giá các loại vật liệu mới nhất thị trường, hãy liên hệ ngay qua Giá VLXD.