Bất cứ ai đã từng sống trong ngôi nhà ống bức bí, cảm nhận mùa hè nóng bức và mùa đông ẩm thấp thì mới hiểu được tầm quan trọng của giếng trời.
Giếng trời cuối nhà ống được xem như là lá phổi xanh của toàn bộ căn nhà. Cùng Nhà Cấp 4 tìm hiểu về tất tần tật về giếng trời và các nguyên tắc thông gió giếng trời ngay sau đây nhé!
Mục Lục Nhà Cấp 4
Giếng trời cuối nhà ống có vai trò gì?
Nhiều người xem thiết kế giếng trời cuối nhà ống là lãng phí và không cần thiết, bởi diện tích nhà ống vốn đã rất hạn chế, nhất là ở các trung tâm thành phố lớn.
Nếu nhà ống có 3 mặt giáp tường với nhà hàng xóm, không thể mở cửa sổ thì sẽ khó có thể lấy ánh sáng và gió tự nhiên. Chắc chắn bạn sẽ không muốn sống trong 1 không gian thiếu sáng, ẩm thấp và nóng nực như vậy.
Đây chính là lúc ngôi nhà của bạn cần tới giếng trời, giếng trời cuối nhà ống sẽ có những vai trò cực kì quan trọng như sau:
- Đưa ánh sáng và gió tự nhiên vào bên trong ngôi nhà, giúp tiết kiệm điện năng.
- Giúp điều hòa không khí bởi giếng trời là khu vực đẩy khí nóng ra ngoài, mang đến không gian sống thoáng đãng, mát mẻ.
- Góp phần làm tăng thêm nét đẹp thẩm mĩ cho ngôi nhà nhờ các trang trí tiểu cảnh dưới giếng trời.
- Có ý nghĩa phong thủy cực kì tốt lành cho gia chủ, hút tài lộc, may mắn.
Cấu tạo giếng trời cuối nhà ống
Về tổng quát thì giếng trời gồm có 3 bộ phận chính, đó là:
- Đáy giếng: Thường sẽ là tầng thấp nhất ngôi nhà, vị trí đáy giếng hay được thiết kế thành phòng khách, phòng ăn… giúp lấy ánh sáng và thông khí cho cả ngôi nhà.
- Thân giếng: Kéo dài xuyên suốt theo chiều cao ngôi nhà, giúp ánh xạ ánh sáng tới mọi không gian. Có thể trang trí thêm giàn cây phong thủy, bể cả,…để tăng tính thẩm mỹ.
- Đỉnh giếng: Phần cao nhất ngôi nhà, có cấu tạo từ khung mái và phần che. Đứng từ ngoài nhìn vào, người ta sẽ để ý đến đỉnh giếng trước tiên.
Nguyên tắc thông gió giếng trời cuối nhà ống
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về một số nguyên tắc thông gió giếng trời – cách lấy gió từ giếng trời cuối nhà ống.
Điều chỉnh vị trí và hướng giếng trời
Vị trí giếng trời cuối nhà chủ yếu có tác dụng lấy thêm gió và ánh sáng tự nhiên, tăng sự thông thoáng. Nhưng nên giảm kích thước giếng trời xuống nếu nhà ở hướng Tây Bắc để hạn chế gió.
Bên cạnh đó, việc trang trí sau nhà cũng không cần thiết vì khách chủ yếu sẽ chỉ để ý đến mặt tiền hoặc giữa nhà là chính.
Còn về hướng đặt giếng trời, bạn nên chọn hướng Nam hoặc hướng Đông Nam, là những hướng đón không khí mát mẻ và nguồn sáng ổn định nhất. Nhất định không được đặt giếng trời hướng về phía Đông hoặc Tây.
Kích thước giếng trời
Không nên thiết kế quá nhỏ hoặc quá to, kích thước giếng trời chỉ nên dao động từ 4 – 6m2. Còn về diện tích, bạn có thể xây dựng giếng trời chiếm 10% diện tích nhà ống.
Thiết kế mái che giếng trời
Mái che cũng là chi tiết quan trọng để giếng trời phát huy tối đa công dụng:
- Nên dùng vật liệu nhẹ để làm mái che giếng trời. Nếu chọn vật liệu có trọng lượng lớn thì phải thiết kế thêm khung đỡ để đảm bảo chắc chắn.
- Nên dùng thiết kế mái che sử dụng vật liệu trong suốt để ánh sáng có thể lọt vào nhà, có thể dùng tấm lợp lấy sáng polycarbonate với độ bền tốt, tuổi thọ cao và giá thành vừa phải.
- Nên chọn các thiết kế mái vòm hoặc có độ dốc vừa phải để nước mưa và bụi bẩn dễ dàng trôi xuống.
Bố trí cửa hợp lí tránh gió quẩn
Việc bố trí cửa hợp lí cũng là 1 trong những nguyên tắc thông gió giếng trời, tránh gió quẩn:
- Tránh đặt cửa gió và và gió ra cùng 1 phía, khiến gió quẩn, lưu thông không được. Với nhà phố chật hẹp, bạn có thể chừa một khoảng diện tích nhỏ làm sân sau nhà và làm cửa thông gió.
- Bố trí những ô trống, cửa đi và cửa sổ lớn để thông gió cho tất cả các không gian.
- Cửa hút gió cần đặt ở đầu hướng gió và ở phía chân tường; còn cửa thoát gió nên đặt ở cuối hướng gió và ở điểm cao hơn.
- Không nên thiết kế cửa phòng chỉ mở ở 1 phía.
Cách làm thông gió giếng trời hiệu quả nhất
Sử dụng quả cầu thông gió
Quả cầu thông gió vốn đã rất phổ biến trên thị trường. Đây là thiết bị cơ khí công nghiệp được làm từ inox, vận hành theo nguyên tắc đối lưu không khí. Có tác dụng lấy gió tự nhiên vào trong nhà, mang đến sự thông thoáng, hút khí nóng ra ngoài.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp, thân thiện môi trường vì không cần dùng điện năng.
- Kỹ thuật vận hành đơn giản, thiết kế gọn nhẹ.
- Luôn hoạt động để lưu thông không khí ngay cả khi ít gió.
Hạn chế:
- Không hoạt động được nếu đặt ở nơi khuất gió, do vận hành nhờ sức gió và khí nóng bốc lên.
- Lắp đặt tương đối khó khăn và dễ thấm dột khi trời mưa.
- Dễ bị kẹt bởi lá cây, cành khô…
- Không có tính năng lọc không khí nên bụi dễ bay vào nhà.
Sử dụng ống thông gió
Ống thông gió mái nhà là cách làm thông gió giếng trời tự nhiên vô cùng dễ dàng và hữu ích. Không gian bên trong sẽ được trao đổi không khí tự nhiên với bên ngoài mà hoàn toàn không cần dùng đến các thiết bị cơ khí khác.
Ưu điểm:
- Có thiết kế bền, không bị oxy hóa hay han gỉ, luôn giữ được độ sang bóng vì làm từ inox.
- Trọng lượng khá nhẹ nên dễ di chuyển, lắp đặt.
Hạn chế:
- Yều cầu ti mỉ khi thi công và tốn nhiều thời gian.
- Có giá thành chi phí thuê công nhân khá đắt.
Sử dụng quạt thông gió
Quạt thông gió được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều hộ gia đình, xí nghiệp, nhà xưởng… có tác dụng giúp cho không gian thoáng đãng, dễ chịu. Là loại quạt thông dụng với giá thành hợp lý nhưng hiệu quả làm mát không được cao.
>>> Xem thêm:
30+ Mẫu Cầu Thang Nhà Ống 2 Tầng TỐI ƯU Diện Tích Nhất
10+ Ý Tưởng Thiết Kế Sân Thượng Đẹp Cho Nhà Ống – CỰC ĐỘC ĐÁO
Một số mẫu giếng trời cuối nhà ống đẹp 2021
Mẫu giếng trời cuối nhà ống đẹp
Mẫu giếng trời cầu thang đẹp
Một ngôi nhà thông thoáng sẽ luôn là không gian sống tốt cho sức khỏe và tinh thần của con người. Do đó, đừng ngại dành một phần nhỏ diện tích để bố trí giếng trời cuối nhà ống, bạn sẽ không bao giờ phải hối hận quyết định này đâu.