Người Việt từ xưa đến nay luôn coi trọng sự mở đầu vì tin rằng “đầu xuôi đuôi lọt” và “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên việc kiêng kỵ ngày tết trong những ngày đầu năm rất quan trọng.
Chính vì vậy, người Việt thường truyền tai nhau những điều kiêng kỵ ngày tết với hy vọng được may mắn cả năm. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Mục Lục Nhà Cấp 4
Kiêng kỵ ngày tết quét nhà
Người Việt thường tranh thủ lau dọn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng trong những ngày trước tết, còn từ đêm giao thừa đến khoảng hết mùng 3 tết, nhiều gia đình sẽ kiêng không quét nhà vì cho rằng nó sẽ đẩy tài lộc ra khỏi nhà.
Nếu phải quét nhà trong 3 ngày tết thì có thể dồn vào 1 góc nhà, hoặc hốt rồi để vào thùng rác đặt ở góc trong nhà, đậy kín để tránh mùi.
Kiêng kỵ ngày tết mặc quần áo đen, trắng
Màu trắng và đen trong quan niệm của người Việt vốn là 2 màu của tang lễ, chết chóc. Do đó, không nên mặc 2 màu này vào 3 ngày tết, mà hãy mặc những bộ quần áo có màu sắc sặc sỡ để cả năm được may mắn và vui tươi.
Nhiều người còn quan niệm đi sắm sửa đồ mới để mang đến không khí mới mẻ cho năm mới, kỳ vọng vào những điều may mắn mới sẽ xảy đến với gia đình.
Kiêng làm bể chén, đĩa ngày tết
Những âm thanh bể chén, đĩa tượng trưng cho điều xui rủi, không may. Ngay cả ngày thường, nếu chẳng may làm bể chén, đĩa thì người ta cũng đã nghĩ ngay đến những chuyện không hay.
Vì thế, trong ngày tết, điều này lại càng được coi trọng hơn. Người ta cho rằng làm bể chén, đĩa hay đồ thủy tinh trong ngày tết thì gia đình có thể bị rạn nứt, bất hòa.
Kiêng ngày tết cho lửa và nước
Lửa có màu đỏ – tượng trưng cho sự may mắn, nên việc cho lửa trong ngày đầu năm giống như là cho đi sự may mắn của bản thân.
Còn nước là tượng trưng cho tài lộc nên đầu năm người ta hay chúc nhau “tiền vào như nước”. Bởi thế, nhiều người kỵ cho người khác nước trong ngày đầu năm vì sợ năm đó khó giữ tiền bạc, của cải.
Kiêng cho vay tiền ngày đầu năm
Người Việt tin rằng ngày đầu năm mà làm gì thì sẽ ảnh hưởng đến cả năm đó. Hơn hết, trong ngày Tết, ai cũng mong muốn đón nhận tài lộc thay vì trao tiền vào tay người khác.
Nếu chẳng may kẹt tiền cần đi vay cũng thường né những ngày đầu năm. Thậm chí cả chuyện trả nợ cũng hay được mọi người hối thúc thực hiện trước lúc giao thừa.
>>> Xem Ngày Tốt Xông Đất Tết 2024 – Tuổi Xông Nhà Năm 2024 Cho Từng Con Giáp
Kỵ tang ma
Trong tết Nguyên Đán, những người đang để tang người thân thường không đi chúc tết mà chỉ ở nhà đón mọi người đến. Còn những gia đình có tang trong năm cũ cũng cố gắng thu xếp để hoàn tất hậu sự trước khi bước qua năm mới.
Thông thường, những gia đình có tang ngay ngày đầu năm sẽ không phát tang vào mùng 1 mà để vào sau đó khoảng 1 ngày.
Kiêng lớn tiếng ngày tết
Trong không khí vui vẻ của ngày đầu năm mới, nếu có điều gì bực dọc cũng tiết chế, kiêng kỵ ngày tết mà to tiếng. Những ngày đầu năm vui vẻ thì cả năm cũng tránh gặp những chuyện rắc rối, không cần giải quyết vấn đề bằng cách to tiếng.
Kiêng kỵ ngày tết ăn thịt chó, trứng vịt lộn và thịt vịt
Thịt chó, thịt vịt được xem là những loài động vật gắn liền với điều không may nên những ngày đầu tháng thường kiêng ăn, đặc biệt ngày đầu năm lại càng nên kiêng.
Tuy nhiên, đến nay, khi gặp những chuyện không may trong năm, người miền Nam lại tin rằng việc ăn trứng vịt lộn sẽ giúp xả xui hiệu quả.
Ngoài ra, còn có một số điều kiêng kỵ ngày tết được lưu truyền như khi đến nhà người khác chúc tết, gia chủ có mời bánh trái thì người đến cũng nên ăn một chút lấy lệ; không xuất hành vào mùng 5; không mở tủ vào ngày mùng 1 để tránh mất mát tài sản.
Ngày nay, với xu hướng hiện đại, mọi người đã không quá đặt nặng chuyện kiêng kỵ ngày tết, nhưng trong một số gia đình Việt hiện vẫn duy trì vì tin rằng “có kiêng, có lành”. Song, chính những tập tục kiêng kỵ ngày tết trên đã phần nào thể hiện đời sống văn hóa của người Việt.
THAM KHẢO: Đầu Năm Nên Mua Cây Gì Để Cả Năm Phát Tài Phát Lộc?