Khi nhắc đến các mẫu nhà truyền thống thì không thể bỏ qua kiến trúc nhà ngang. Hiện nay, loại hình nhà ở này đã được cải tiến hiện đại và khang trang hơn. Những mẫu nhà này chủ yếu được ưa chuộng tại các vùng nông thôn, mang lại vẻ đẹp yên bình, thư thái cho cuộc sống bình dị.
Mục Lục Nhà Cấp 4
Đặc điểm của mẫu nhà ngang đẹp
Bố cục nhà ngang
- Nhà có dạng hình chữ nhật, mặt tiền rộng rãi trong khi kích thước chiều sâu nhỏ. Hình dáng nhà ngang giống những căn nhà truyền thống 3 gian 2 chái hay 5 gian…
- Bố cục loại nhà này phải hài hòa, cân đối, đồng thời không được lồi lõm phá cách, thường sẽ có thêm hiên nhà và hàng cột phân chia khoảng cách đều ở hiên.
- Ngày nay, hệ trụ cột của nhà ngang được thiết kế tối giản hơn, bổ sung thêm những chi tiết trang trí mới mẻ để ngôi nhà thêm phần tiện nghi hiện đại.
Hệ mái nhà ngang
- Mái nhà ngang truyền thống: Dùng bằng ngói nung, ngói vảy cá, chỉ lợp theo kiểu 1 mái hoặc 2 mái.
- Mái nhà ngang hiện đại: Dùng các vật liệu hiện đại với hình khối mái bề thế, mới mẻ như mái thái, mái nhật với thiết kế nhấp nhô lượn sóng. Mái bằng cũng được yêu thích với những gia đình trẻ trung hiện đại.
XEM THÊM: Phong Thủy Nhà Cấp 4 Chữ U Có Tốt Không? 10+ Mẫu Nhà Cấp 4 Hình Chữ U Hiện Đại
Kiến trúc của mẫu nhà ngang đẹp
Kiến trúc nhà ngang truyền thống
Đây là những căn nhà 3 gian hoặc 5 gian có phần mái ngói chủ yếu sử dụng gạch nung, màu sắc mái không quá đa dạng với vật liệu xây dựng thô sơ.
Những mẫu nhà ngang đẹp này có điểm nhấn là các hệ cột trụ, xà gỗ, đòn tay và quá giang. Các cột này có chức năng chia nhà thành những khu vực khác nhau như: gian thờ đặt ở giữa, sau đó là gian tiếp khách, khu vực ăn uống và ngủ nghỉ.
Kiến trúc nhà ngang hiện đại
Đây là kiến trúc nhà phổ biến nhất ở các khu vực làng quê, nông thôn với phong cách bình dị, gần gũi nhưng lại rất tiện nghi, mới mẻ và khang trang.
Trong đó, yếu tố truyền thống là kiểu dáng và hình khối nhà, còn yếu tố hiện đại ở đây là các loại vật liệu mới và cách bố trí công năng bảo đảm riêng tư và hiện đại hơn.
Kiến trúc nhà ngang phương Tây
Đây là kiến trúc nhà ngang theo kiểu Pháp tân cổ điển, thường áp dụng cho những công trình nhà 2 – 3 tầng. Những kiến trúc Pháp được áp dụng như phào chỉ, phù điêu họa tiết trên tường, chân cột, hệ cửa giúp căn nhà ngang thêm phần sang trọng và cao cấp.
Tuy nhiên với sự tỉ mỉ và cầu kỳ trong trang trí ngoại thất, chi phí xây nhà ngang tân cổ điển cũng sẽ cao hơn so với những mẫu nhà ngang đơn giản.
>>> 15+ Mẫu Nhà Vườn Đẹp Ở Nông Thôn Chưa Đến 1 Tỷ – Đẹp Mê Ly
Cách bố trí công năng cho nhà ngang như thế nào hiệu quả?
Việc bố trí công năng nhà ngang phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: diện tích, nhu cầu, chi phí và sở thích của gia chủ. Cụ thể có 3 cách bố trí công năng hiệu quả cho mẫu nhà ngang:
Công năng hình thước thợ
Đây là cách bố trí công năng kiểu nhà chính và nhà phụ nối liền với nhau. Trong đó, nhà chính dùng để làm khu vực tiếp khách, nghỉ ngơi và thờ cúng. Nhà phụ dùng làm khu vực bếp. Cách sắp xếp công năng này thường được bắt gặp nhiều ở vùng Đồng Bằng Bắc bộ.
Công năng hình chữ Môn
Bố trí công năng hình chữ Nôm thường đặt nhà chính ở giữa, 2 bên gồm 2 nhà phụ dùng để làm kho chứa lương thực và nhà bếp. Cách bố trí công năng này sẽ phù hợp với những gia đình khá giả ưa thích phong cách nhà ngang truyền thống.
Công năng mẫu nhà ngang hiện đại
Đây là loại hình nhà ở phổ thông, rất phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Các phòng được bố trí công năng rõ ràng, cụ thể như phòng khách, phòng thờ, phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ và khu vực vệ sinh. Có thể thấy, cách bố trí này có sự khác biệt rõ ràng so với mẫu nhà ngang truyền thống.
THAM KHẢO: Bố Trí Phong Thủy Nhà Cấp 4 Nông Thôn Chữ L Phát Lộc – 15+ Mẫu Nhà Đẹp Nhất
Bí quyết xây nhà ngang thế nào cho đẹp?
Chú trọng vào thiết kế mặt tiền
Đối với nhà ngang, gia chủ không nên bố trí 1 cửa ra vào chiếm gần như toàn bộ diện tích mặt tiền như thiết kế của nhà ống. Thay vào đó, hãy đặt cửa ra vào ở trung tâm và các yếu tố thiết kế bố trí theo trục đối xứng để tận dụng toàn bộ lợi thế của mặt tiền.
Trường hợp gia chủ muốn đặt cửa chính lệch về bên trái hay bên phải thì nên bố trí thêm cửa phụ để tạo sự cân đối cho diện mạo ngoại thất.
Chia phòng sinh hoạt chung thành các gian nhà
Mẫu nhà ngang đẹp có chiều ngang vượt trội so với chiều dài nên gia chủ cần bố trí công năng sử dụng theo phương ngang. Tương tự, hành lang đi lại cũng bố trí theo phương ngang như hình dạng của ngôi nhà. Cùng với đó, phòng sinh hoạt chung có thể phân chia thành 3 – 5 không gian chức năng khác nhau tùy vào chiều rộng ngôi nhà.
Với thiết kế hiện đại, tầng 1 thường là khu vực sinh hoạt chung gồm phòng khách, phòng ăn, bếp và nhà vệ sinh. Một số ngôi nhà có diện tích lớn có thể xây thêm sân vườn.
Khi phân chia gian nhà, gia chủ cần xác định rõ khối chính, khối phụ để tạo điểm nhấn cho hợp lý. Bên cạnh đó, cần lưu ý không bố trí các công trình phụ như nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng trời ở không gian chính.
Bên cạnh đó, cách phân chia không gian khéo léo để tránh cảm giác choáng ngợp khi từ cửa bước vào là sử dụng hệ thống cột. Nếu gia chủ e ngại cột sẽ làm không gian chật chội thì có thể thiết kế biến đổi thiết kế trần và sàn nhà theo từng khu vực chức năng để phân chia không gian khéo léo hơn.
Một số mẫu nhà ngang đẹp nhất hiện nay
Nhà ngang đẹp là lựa chọn phổ biến và hợp lý dành cho nhiều gia đình. Với thiết kế thông minh và tiện nghi, nhà ngang sẽ mang lại không gian sống thoải mái và tiết kiệm diện tích đất.