Móng cọc là một trong những phần quan trọng nhất khi thi công công trình. Móng có chắc thì nhà mới vững, đây là bước nền đầu tiên và cũng là bước xác định quan trọng nhất. Để hiểu thêm về móng cọc mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết này của Nhà đẹp Online nhé!
Mục Lục Nhà Cấp 4
Khái niệm móng cọc
Móng cọc là vật liệu dùng trong xây dựng quen thuộc với các kỹ sư công tình, công nhân xây dựng. Móng cọc được dùng để nâng đỡ trọng lượng của công trình, truyền tải trọng lực từ công trình xuống phía dưới các lớp đất cứng hơn, lớp đất dưới móng.
Do phần lớn đất tại khu vực Việt Nam tương đối yếu, khi xây dựng nhà cửa không thể nâng đỡ được ngôi nhà, dễ lún nên cần một sự hỗ trợ nâng đỡ từ móng cọc. Bên cạnh đó, trước khi có thể đặt móng cũng cần có sự gia cố đất bằng việc đóng cừ tràm để đảm bảo thi công móng cọc chắc hơn và khi xây nhà phát huy được hết các công dụng của móng.
Cấu tạo của móng cọc bao gồm những gì?
Móng cọc bao gồm 2 phần là đài cọc và móng
- Đài cọc: là phần dùng để liên kết các cọc lai với nhau
- Móng cọc bao gồm cọc bằng thép, cọc bằng gỗ, cọc hỗn hợp, cọc vật liệu bê tông cốt thép
Các loại móng cọc thông dụng
Có 2 loại móng cọc cơ bản:
Móng cọc đài thấp: đây là loại móng nằm sâu dưới mặt đất, khi đặt cần lưu ý lực ngang của móng cân bằng với áp lực bị động của đất ở mức tối thiểu nhất. Cọc trong móng chịu tác dụng của lực nén không chịu trọng tải uốn
Móng cọc đài cao: khác với móng cọc đài thấp loại này có đài cọc nằm nhô lên khỏi mặt đất, chiều sâu móng nhỏ hơn so với chiều cao cọc, chịu tác động trọng tải của cả 2 lực nén và uốn. Toàn bộ trọng tải tác dụng lên đều được nâng đỡ bởi các cọc trong móng.
>> Cùng chuyên mục: Tổng Hợp Các Loại Móng Nhà Cơ Bản Và Thông Dụng Nhất
Khi nào nên sử dụng móng cọc?
Như đã nói ở trên móng cọc là giải pháp nâng đỡ các công trình do nền đất yếu. Vậy nên việc lựa chọn móng cọc cho xây dựng là cực kì quan trọng, mọi sự bừa bãi đều mang đến những tác động tai hại khó lường. Vậy cần lưu ý những gì khi sử dụng?
Một số trường hợp bắt buộc phải cần đến sự hỗ trợ của móng cọc:
- Điều kiện đất kém, yếu, dễ bị lún, ăn mòn và không thể đào xuống độ sâu mong muốn được
- Khu xây dựng, công trình đang thi công gần những nơi có hệ thống thoát nước, kênh rạch cần đến sự hỗ trợ từ móng cọc do dễ bị xói mòn
- Trọng tải quá nặng để nâng đỡ, hệ thống cấu trúc công trình không thống nhất
- Khu vực đất có mực nước ngầm cao
- Gần các khu vực có nhiều nước như sông, hồ, biển do trang thái đất nền dễ bị thay đổi
Quy trình thi công móng cọc CHUẨN trong quá trình thi công xây dựng
Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công
Khảo sat địa chất, tình hình khu vực thi công là công việc tiên quyết. Qua việc khảo sát bạn có thể nắm được các thông tin về kiều kiện địa lý, những thuận lợi và khó khăn của môi trường để có giải pháp phòng bị cẩn thận
Kiểm tra lại các vấn đề kỹ thuật của móng cọc trước khi thi công để đảm bảo cọc tốt và chất lượng phục vụ cho công việc
Quá trình thi công ép cọc bê tông cốt thép
Chuẩn bị:
- Kiểm tra lại tình hình khu đất trước khi thi công
- Xác định vị trí sẽ ép góc
- Chuẩn bị máy móc đầy đủ và kiểm tra lấp đặt vận hành đúng quy định
Thực hiện:
Thực hiện ép cọc C1, dựng cọc sao cho mũi cọc hướng đúng vào vị trí đặt thiết kế công trình với phương thẳng đứng so với mặt đất
Tiếp tục làm như thế với các cọc tiếp theo, chú ý kiểm soát tốt phương đứng cảu cọc sao cho thẳng khoảng cách giữa các cọc ở mức tương đối, độ cao các đầu cọc bằng nhau. Kiểm tra các mối nối rồi thực hiện dựng đoạn cọc vào vị trí đã ép với một lực tác động ổn định để cọc xuyên vào mặt đất.
>> Xem thêm: Sơn công nghiệp là gì? Ứng dụng của nó và cách pha sơn công nghiệp
Lưu ý không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo lâu vì ảnh hưởng đến mối hàn ép
Sau khi đã đóng cọc được xuống nền đất an toàn với một độ sâu tương đối, tiếp theo dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép cọc đến độ sâu mong muốn mà có thể nâng đỡ công trình vững vàng. Cứ làm như thế cho đến hết.
Quy định về sai số
- Đảm bảo độ thằng của cọc theo phương thẳng đứng so với mặt đất, độ nghiêng cho phép không vượt quá 1%
- Vị trí cọc được đóng xuống đất không được chênh quá 25mm so với vị trí và quy ước khi thiết kế
Gia công cốt thép
- Chỉnh thẳng và đánh gỉ làm cho vật liệu mới và vững chắc
- Thực hiện cắt uốn theo cấu trúc hình dạng móng của bản vẽ
- Nối theo yêu cầu hệ thống kỹ thuật, hoàn thiện hệ thống kĩ thuật khung cốt thép hoàn thiện
Lắp dựng cốp pha
- Đảm bảo độ bền và chắc sau khi ghép nối
- Ván khuôn yêu cầu đúng kỹ thuật và đáp ứng đủ tiêu chuẩn để làm khung đỡ cho quá trình đổ bê tông
- Chân đỡ phải đúng tiêu chuẩn, tuân thủ các nguyên tắc về mật độ, lắp đặt đúng quy cách đảm bảo vật liệu phát huy tối đa chức năng.
Đổ bê tông móng
Sử dụng bê tông lót để làm mặt sàn lót cho quá trình đổ bê tông để tiết kiệm và tối ưu hơn. Độ dày bê tông lót có chiều dày khoảng 10cm
Đảm bảo chất lượng móng cọc của công trình thi công thì quá trình thực hiện phải tuân thủ quy trình làm việc, tuân thủ kỹ thuật
Sử dụng các vật liệu như đầm bàn, đầm dùi để thực hiện quá trình đầm bê tông
Kết luận
Hy vọng với những kiến thức mà Nhà đẹp Online chia sẻ phía trên đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích đối với bạn, những kiến thức trên đây phần nào giúp bạn kiểu về móng cọc cũng như một vài kỹ thuật mà bạn cần biết để quá trình thi công diễn ra đảm bảo hơn.