Với một công trình xây dựng, nhà thầu cơ điện đều có vai trò và sức ảnh hưởng lớn. Mặc dù cụm từ này rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Tất cả khái niệm, vai trò và quy định về nhà thầu cơ điện sẽ có trong bài viết dưới đây của Hợp lực MEP.
Mục Lục Nhà Cấp 4
Khái niệm nhà thầu cơ điện là gì?
Với những người làm công trình có liên quan đến xây dựng thì không thể không nghe tới khái niệm nhà thầu cơ điện. Đây là một thuật ngữ chuyên dụng được dùng trong xây dựng.
Nhà thầu xây dựng hay còn được gọi với cái tên nhà thầu M&E – Mechanical & Electrical. Từ này mang ý nghĩa chỉ về ngành kỹ sư cơ điện, về công việc của những người làm công trình cơ điện.
Trong dự án xây dựng sẽ được chia ra thành 2 phần gồm phần xây dựng và phần cơ điện. Bên cạnh đó, M&E chiếm đến khoảng 30-50% tổng số khối lượng của toàn dự án.

Nhà thầu cơ điện có vai trò gì?
Chắc hẳn bạn đã hiểu được nhà thầu cơ điện có nghĩa là gì. Và nhìn chung là nó có vai trò quan trọng trong dự án xây dựng. Cụ thể với các vai trò như sau:
Giữ an toàn cho công trình khỏi nguy cơ hỏa hoạn
Đầu tiên, một trong các khía cạnh quan trọng an toàn chống cháy nổ chính là đảm bảo cho mọi người có mặt công trình được an toàn. Bằng cách cung cấp cho những người sinh sống gần đó, người làm trong công trình những cảnh báo kịp thời khi có hỏa hoạn xảy ra.
Nhà thầu sẽ phải thiết lập đầy đủ thiết bị và hệ thống báo động thích hợp với đặc điểm công trình và hoạt động luôn hiệu quả. Ngoài ra cũng cần phải có hẹ thống điều áp và thông giá. Chúng rất quan trọng trong việc chặn khí độc, hỗ trợ cứu nạn nhân nếu có hỏa hoạn.
Đảm bảo công trình thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật
Tiếp theo là các tòa nhà cần phải được xây dựng mà tuân thủ theo đúng các quy định của nhà nước về an toàn và sức khỏe. Nhà thầu sẽ là đơn vị phải đảm bảo rằng công trình đó luôn đạt tiêu chuẩn và giúp nó tránh các rủi ro pháp lý.

Ngăn chặn các rủi ro
Nhà thầu cơ điện cần đảm bảo cho những vấn đề rủi ro được hạn chế xảy ra một cách tối đa trong lúc sử dụng, vận hành công trình. Trước khi đưa vào hoạt động, họ có thể kiểm tra thực trạng của toàn hộ hệ thống, thiết bị điện.
Hạng mục này thường là bảo trì cơ điện, và cũng chỉ có đơn vị có chuyên môn mới làm được việc này.
Giữ an toàn cho tòa nhà
Nhà thầu cơ điện cũng là đơn vị có thể bảo đảm được tính an toàn, bảo mật cho cả công trình. Từ hệ thống an ninh, giám sát cho đến các chi tiết, từng ổ khóa điện nhằm đảm bảo chúng hoạt động đầy đủ, không có lỗ hổng bảo mật.
Và lưu ý rằng, để đảm bảo được vai trò của nhà thầu cơ điện thì pháp lý chính là điều cần thiết để duy trì chức năng của nhà thầu.

Các công việc mà nhà thầu điện thường chịu trách nhiệm
Với nhà thầu cơ điện, thì một hệ thống cơ điện cơ bản sẽ gồm có các hạng mục như sau:
- Hệ thống điện nặng gồm có cấp nguồn chính, hệ thống chống sét, tủ điện và chiếu sáng.
- Hệ thống điện nhẹ gồm có camera an ninh giám sát, hệ thống mạng, hệ thống điện thoại nội bộ, kiểm soát vào ra, âm thanh thông báo.
- Hệ thống sưởi, điều hòa không khí để duy trì không khí ổn định, giảm thiểu sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài với công trình.
- Hệ thống cấp thoát nước gồm có thu nước, phân phối nước sạch.
- Hệ thống báo cháy tự động và chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn cho công trình.
- Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh.
- Hệ thống gas trung tâm, thường dùng trong các công trình đặc thù như nhà máy xử lý hóa chất, nhà hàng.
Một số tiêu chí chọn nhà thầu cơ điện uy tín, chất lượng
Bạn đang có công trình thi công, muốn hoàn thiện để đi vào hoạt động nhưng chưa thấy có nhà thầu cơ điện nào ưng ý. Dù hiện tại có rất nhiều đơn vị được thành lập nhưng sẽ khiến khách hàng khó chọn lựa.
Và đặc biệt, làm sao để có thể đảm bảo được chất lượng công việc? Hãy chọn nhà thầu cơ điện theo những tiêu chí lựa chọn sau:
Trước tiên, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về lĩnh vực này, như vậy sẽ biết được nhà thầu nào uy tín trên thị trường. Do thương hiệu nhà thầu sẽ nói lên được phần nào về chất lượng, sự chuyên nghiệp mà họ mang đến cho công trình.

Đội ngũ nhân viên của nhà thầu đó phải là người có kiến thức cơ bản về điện của tòa nhà. Một kỹ sư M&E cần phải hiểu rõ cả 2 phần, dù chỉ chuyên về 1 phần nhưng cũng cần phải có kiến thức nền cơ bản về công việc liên quan.
Đội ngũ kỹ sư cũng phải là những người có kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp. Kiến thức chuyên môn của họ cũng là một phần khía cạnh đánh giá trình độ có hay không. Kinh nghiệm làm việc thì sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp của toàn bộ đội ngũ nhà thầu.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nhà thầu cơ điện mà Hợp lực MEP gửi đến bạn đọc, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.