Thời tiết nắng nóng đã bắt đầu sớm hơn mọi năm, nắng tắt muộn hơn, ảnh hưởng sức khỏe của người dân cả nước. Nhưng điều khủng khiếp hơn là các chuyên gia dự báo thời tiết 4 tháng hè sắp tới có thể lên đến 40 độ C, bằng mức kỷ lục năm 1998
Thời tiết năm 2023 được dự đoán nắng nóng khủng khiếp
Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, năm 2023 các tỉnh trên khắp Việt Nam phải đối mặt với những tháng nắng nóng khủng khiếp như năm 1998 nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C.
Các cơn nắng nóng đang đến quá sớm so với mọi năm, Chuyên gia khí tượng thủy văn Lê Thị Xuân Lan nhận xét thời tiết tại nhiều nơi trong năm nay có những đợt nắng nóng đầu tiên quá sớm. Tại Bắc Bộ và Trung Bộ, chuyên gia này cho rằng nắng nóng đến sớm hơn mọi năm thường xuất hiện từ tháng 4. Năm nay cuôi tháng 3 đã có các đợt nắng nóng kéo dài.
Tương tự, tại khu vực miền Trung, nắng nóng thường bắt đầu từ tháng 5 các năm trước thì nay 10 ngày cuối tháng 3 xuất hiện nhiều ngày nắng nóng. Cụ thể Nam Bộ tuy không nắng nóng bất thường nhưng cường độ bức xạ tăng cao từ ngày 21/3 khiến nắng nóng trong ngày kéo dài tới 10 giờ.
Các gia đình ở TP.HCM hầu như tăng thời gian ngủ máy lạnh lên rất nhiều từ 5-6h mỗi đêm ở các tháng trước lên hơn 9h ở thời điểm này. Năm nay hiện tượng La Nina được dự báo xảy ra sớm hơn năm ngoái, nắng sẽ kéo dài hơn năm trước và có thể vượt kỷ lục của các năm khác. Nhiệt độ nền cả nước dự kiến sẽ tăng lên 38 độ C.,Nhưng thực tế tại các khu vực đô thị, bê tông hóa nhiều, ít mảng xanh như TP.HCM nhiệt độ thực tế năm nay có thể vượt hơn 40 độ C của năm 1998”.
Chuyên gia Lê Thị Xuân Lan lưu ý, chỉ số UV ở TP.HCM những ngày gần đây ở mức 10, 11 là rất cao, rất nguy hiểm cho sức khỏe của người dân, đặc biệt người dân làm việc dưới ánh nắng nhiều giờ. Cùng thời điểm này, tại miền Bắc đang vào cao điểm của mùa nồm, độ ẩm cao, nắng nhiều… khiến lượng bụi mịn trong không khí gia tăng, dẫn đến các bệnh về đường hô hấp gia tăng.
Chuyên gia khuyến nghị rằng, trong điều kiện đang nắng nóng đột ngột, nhu cầu sử dụng điều hòa tăng cao dẫn đến nguy cơ sốc nhiệt khi di chuyển từ văn phòng, nhà ở có điều hòa ra ngoài trời. Nhiệt độ có thể chênh lệch đến 10 độ C, dẫn đến nguy cơ đột quỵ. , có hại cho sức khỏe
Ngành điện lực kêu gọi người dân tiết kiệm điện
PGS-TS Nguyễn Việt Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ nhiệt – lạnh (Đại học Bách khoa Hà Nội) bổ sung thêm những việc cần làm khi thời tiết biến động mạnh. Theo các nghiên cứu của ông và cộng sự trong nhiều năm về trước, lượng điện tiêu thụ trong các tháng hè cao hơn khoảng 20 – 50% so với các tháng khác. Trong đó, điện năng tiêu thụ của máy điều hòa chiếm 28-64%, tủ lạnh 6-22%, còn lại là điện năng tiêu thụ của các thiết bị khác như tivi, đèn chiếu sáng, đồ bếp…
Cách tính tiền điện sinh hoạt Đáng lưu ý, theo PGS-TS Nguyễn Việt Dũng, Các thiết bị điện bật chế độ nghỉ như máy tính, laptop, điều hòa… vẫn tiêu thụ điện.Ví dụ tắt điều hòa bằng remote, không tắt công tắc thì 1 ngày cũng hao 8-20 Wh, bằng thắp 1 bóng đèn bằng điện.
Để hạn chế hóa đơn tiền điện có nguy cơ tăng cao trong mùa nóng như năm 2023, ngành điện khuyến cáo khách hàng sử dụng điện trong sinh hoạt cần có các giải pháp tiết kiệm điện như
- Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng
- Cắt hoàn toàn nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị điện
- Tắt đèn và các thiết bị điện khi không sử dụng.
- Cài đặt chế độ làm lạnh có thể cài đặt từ 25 độ C trở lện
- Sử dụng quạt khi thời tiết không quá nóng
- Tận dụng thông gió tự nhiên và nguồn ánh sáng tự nhiên hiệu quả
- Cải tạo đổi mới các thiết bị điện có hiệu suất cao để tiết kiệm điện lâu dài
Xem thêm các mẹo làm mát nhà mùa nắng nóng
Nhiệt độ mùa hè 4 tháng tới đây tăng cao và bức xạ UV ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình. Việc kểm soát nhiệt độ và sử dụng nguồn điện một cách hợp lý sẽ rất quan trọng trong các ngày nắng nóng này.