Quan trắc nước thải là một hệ thống được xây dựng nhằm theo dõi, ghi nhận các dữ liệu quản lý từ xa thông qua các môi trường nước. Nó cũng sẽ giúp đánh giá chất lượng cũng như lưu lượng xả thải vào nguồn nước của một dự án. Hợp lực MEP sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết.
Mục Lục Nhà Cấp 4
Khái niệm quan trắc nước thải là gì?
Hoạt động quan trắc nước thải là việc theo dõi liên tục chất lượng của môi trường theo 1 tần suất nhất định. Việc làm quan trắc sẽ giúp đưa ra cảnh báo về tác động của hoạt động xả thải liên quan đến môi trường xung quanh.
Ngoài ra, nó có thể đánh giá được hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh và chất lượng của hệ thống xử lý. Theo đúng quy định thì những đối tượng bắt buộc cần phải thực hiện quan trắc nước thải là:
- Những đơn vị sản xuất thuộc vào diện nguy cơ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, lượng nước xả thải lên tới 500m3 mỗi ngày.
- Những đơn vị xử lý các loại chất thải nguy hại, chất thải rắn với quy mô lớn lên đến cấp tỉnh; thậm chí còn phát sinh cả nước thải công nghiệp; hoặc nằm trong nhóm các đối tượng phải báo cáo đánh giá về tác động đến môi trường xung quanh.
- Những dịch vụ không nằm trong nhóm đối tượng trong quy định, nhưng nó lại có quy mô xả thải lên tới 1000m3 mỗi 24 giờ.
Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo để bạn đọc hiểu rõ về vấn đề quan trắc.

Khi nào cần quan trắc nước thải?
Vậy thì khi nào cần phải thực hiện quan trắc nước thải? Theo Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
Quan trắc định kỳ
- Thực hiện quan trắc 3 tháng một lần với các dự án, cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường; 6 tháng một lần với các trường hợp còn lại.
- Thông số quan trắc sẽ được tính dựa vào quy chuẩn, loại hình sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, công nghệ xử lý chất thải, công nghệ sản xuất.
Quan trắc liên tục, tự động
Với hệ thống quan trắc tự động, thì cần phải chú ý đến việc:
- Kiểm định, hiệu chuẩn phù hợp với quy định về việc đo lường, tiêu chuẩn, chất lượng
- Thực hiện kết nối, truyền số liệu về cơ quan môi trường
- Kết quả quan trắc sẽ sử dụng để theo dõi, đánh giá hiệu quả, sự thích hợp với các công trình

Các chỉ tiêu cơ bản của một trạm quan trắc nước thải
Với quan trắc nước thải, có nhiều các chỉ số khác nhau tùy theo loại hoạt động của tổ chức và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Một số chỉ tiêu cơ bản như sau:
Về lưu lượng
Lưu lượng nước thải (đầu vào và đầu ra) chính là chỉ tiêu quan trọng trong quan trắc nước thải. Nó là một phần quan trọng nhằm đảm bảo việc xả lượng nước thải ra môi trường theo đúng quy định.
Về pH
Tiếp theo là chỉ tiêu về thông số độ pH. Thông số này sẽ giúp đánh giá xem lượng nước thải đang có tính kiềm hoặc tính acid. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất xử lý nước. Cụ thể:
- Nước có độ pH dưới 7 thì là đang có tính acid
- Nước có độ pH bằng 7 thì là nước thải có tính trung tính
- Nước có độ pH trên 7 thì là đang có tính kiềm
Về nhiệt độ
Một thông số tiếp theo trong quan trắc nước thải chính là nhiệt độ. Nhiệt độ sẽ giúp xác định được tình trạng nhiệt độ của nước thải. Đồng thời cũng sẽ xác định được sự ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý.

Về TSS – tổng chất rắn lơ lửng
TSS là chỉ tiêu dùng để đo lường tổng khối lượng của những chất rắn lơ lửng ở trong nước. Các chất rắn ấy sẽ không lắng xuống mà vẫn sẽ tiếp tục lơ lửng trong nước.
Nếu như nồng độ TSS trong nước thải có mức độ quá cao thì nó có thể sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước. Nó có chứa nhiều chất thải công nghiệp, rác thải gây ô nhiễm nguồn nước.
Về COD – Nhu cầu oxy hóa học
COD – Nhu cầu oxy hóa học cũng là một trong những chiểu tiêu về quan trắc nước thải. COD cũng được đo lường với mục đích là biết được tổng khối lượng những chất hữu cơ trong mẫu nước là bao nhiêu.
Nó cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải. Nếu như COD trong nước thải cao thì tức là có nhiều chất hữu cơ.
Về Amoni (NH4+)
Trong quan trắc nước thải, chỉ tiêu Amoni được sử dụng để đo nồng độ Amoni trong nước thải. Việc này sẽ giúp đánh giá chất lượng của nước thải, xác định mức độ ảnh hưởng của nước thải tới môi trường.
Nếu như nồng độ Amoni quá cao sẽ gây ra tình trạng cản trở quá trình khử trùng nước bởi sự giảm tác dụng của Clo. Hơn nữa, lượng Amoni cao trong nước thải sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng. Đó là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn, tảo, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước.
Bên cạnh đó còn có nguy cơ ô nhiễm Nitrat, Nitrit trong nước ngầm. Bởi Amoni có thể chuyển hóa thành Nitrit và Nitrat. Nó sẽ gây ra nguy hiểm cho sức khỏe của môi trường và mọi người xung quanh khi nhiễm phải.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về quan trắc nước thải mà Hợp lực MEP muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích.