Để xây dựng kết cấu nhà 2 tầng bền vững theo thời gian, thì nền móng là hạng mục đặc biệt quan trọng. Dưới đây, Nhà Cấp 4 sẽ thông tin chi tiết về quy trình thi công móng nhà 2 tầng tiêu chuẩn để các bạn có thể tham khảo cho công trình sắp tới của mình.
Mục Lục Nhà Cấp 4
Chọn loại móng nhà 2 tầng phù hợp
Móng băng
Móng băng là loại móng phổ biến nhất trong việc xây dựng móng nhà 2 tầng ở Việt Nam. Đặc điểm của loại móng này là chiều dài lớn hơn nhiều so với chiều rộng, liên kết với nhau thành một dải dài hoặc chạy theo đường chân tường và giao cắt với nhau tại một điểm.
Nhờ đặc điểm này mà móng băng được sử dụng nhiều cho các nền địa chất yếu, dễ bị sụt lún, thích hợp để làm móng nhà 2 tầng. Đồng thời, kết cấu ấy cũng giúp móng băng lún đều ở khu vực đất xây dựng công trình.
Hơn hết, chi phí thi công móng băng tương đối rẻ, phù hợp với điều kiện tài chính của đa số gia chủ tại Việt Nam hiện nay. Phổ biến có 3 loại móng băng gồm: móng mềm, móng cứng và móng kết hợp.
Móng cọc
Móng cọc có kết cấu trên đầu là các cọc tạo thành nhóm cọc liên kết lại với đài và giằng móng, tạo thành một khối cọc vững chắc. Nhờ vậy mà móng cọc được ứng dụng cho các công trình có nền đất yếu như đầm lầy, ao hồ.
Tùy theo độ sụt lún của đất và quy mô xây dựng nhà 2 tầng mà số lượng cọc cũng tăng lên tương ứng để đảm bảo độ chắc chắn. Có bao nhiêu cọc thì nhân với đơn giá bấy nhiêu để tính được tổng chi phí xây dựng móng cọc. Do đó mà xây dựng móng cọc sẽ tốn kha khá chi phí của gia chủ.
Móng bè
Đây là loại móng trải rộng dưới công trình nên thường được sử dụng cho nền đất yếu, độ chịu lực thấp. Phổ biến nhất là công trình nhà cao tầng kết cấu phức tạp.
Đối với móng nhà 2 tầng thì có rất ít gia chủ chọn móng bè vì kết cấu cũng như chịu lực nhà 2 tầng không quá lớn nên không nhất thiết phải sử dụng loại móng này.
Móng đơn
Móng đơn là loại móng đỡ 1 cột hoặc 1 giàn cột ở phía sát nhau, thường ứng dụng ở địa hình có nền đất tốt hoặc đất đá. Vì thế quá trình thi công móng đơn không yêu cầu kỹ thuật quá cao, thời gian xây dựng nhanh và chi phí xây dựng thấp.
Tuy nhiên, móng nhà 2 tầng lại không sử dụng loại móng này vì khả năng chịu lực chưa thực sự đảm bảo cho công trình, chỉ thường sử dụng cho nhà cấp 4 đơn giản.
CHI TIẾT: Tổng Hợp Các Loại Móng Nhà Cơ Bản Và Thông Dụng Nhất
Các bước chuẩn bị trước khi thi công móng nhà 2 tầng
Trước khi bắt tay vào thi công phần móng nhà 2 tầng, gia chủ nhất định không được bỏ qua các bước chuẩn bị dưới đây:
Khảo sát địa chất
Đây là bước bắt buộc trước khi xây dựng bất cứ công trình nào, nhất là móng nhà 2 tầng. Nếu không khảo sát địa chất cẩn thận sẽ đánh giá sai chất lượng và gây ra hậu quả khó lường về lâu dài. Việc khảo sát liên quan đến chất lượng đất, độ sụt lún, đánh giá sơ bộ về cấu tạo địa chất tại khu vực xây dựng.
Gia chủ nên chọn những đơn vị xây dựng uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm để khảo sát và lựa chọn loại móng phù hợp với công trình của bạn.
Chọn thiết kế phù hợp
Sau khi khảo sát kết hợp với mong muốn của gia chủ về quy mô và kiến trúc xây dựng, đơn vị thi công móng nhà 2 tầng tiếp tục đưa ra phương án thiết kế phù hợp nhất.
Cả hai bên nên cùng nhau bàn bạc và đi đến thống nhất để lựa chọn phương án xây dựng móng nhà 2 tầng phù hợp nhất với kết cấu và chi phí dự tính.
Chọn nguyên vật liệu chất lượng tốt
Vật liệu xây dựng tốt không đồng nghĩa với việc giá thành cao và ngược lại, vì thực tế, chất lượng nguyên liệu sẽ được phản ánh chân thực nhất thông qua quá trình sử dụng. Do đó, gia chủ cần tìm hiểu kỹ về giá vật liệu xây dựng hiện nay để có thể lựa chọn được phương án phù hợp nhất.
Chọn nhà thầu kinh nghiệm
Việc gia chủ lựa chọn được đơn vị thi công móng nhà 2 tầng uy tín sẽ giúp cho công trình đạt được chất lượng tốt nhất, cùng với đó là tuổi thọ công trình được đảm bảo.
Tiêu chí để lựa chọn đơn vị làm móng nhà 2 tầng uy tín là dựa vào kinh nghiệm làm việc qua chính số lượng và chất lượng công trình từ khi thành lập cho đến nay mà đơn vị đó đã thực hiện. Bên cạnh đó là chính sách bảo hành móng nhà 2 tầng để đảm bảo an tâm cho chính gia chủ.
Giám sát thi công
Là bước yêu cầu phải có chuyên môn và trình độ liên quan đến xây dựng móng nhà 2 tầng. Nếu không có kinh nghiệm, gia chủ nên chọn những đơn vị giám sát uy tín để chỉ đạo, giám sát chính xác khối lượng công việc mà nhân công được đưa khoán.
Đồng thời chỉ đạo đội ngũ thi công theo đúng bản vẽ thiết kế và đảm bảo công trình đạt đúng chất lượng, đúng tiến độ.
Quy trình thi công móng nhà 2 tầng tiêu chuẩn hiện nay
Sau đây là chi tiết quy trình làm móng nhà 2 tầng tiêu chuẩn hiện nay mà gia chủ có thể áp dụng:
- Đóng cọc: Đây là bước xác định vị trí đào móng, vị trí đặt tim móng. Bước này vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng công trình nhà 2 tầng.
- Đào hố móng nhà 2 tầng: Thực hiện sau khi xác định vị trí đóng cọc và nên chọn ngày đào móng phù hợp phong thủy với tuổi của gia chủ để ngôi nhà có vượng khí tốt nhất.
- Làm phẳng bề mặt hố móng: Sau khi đào xong cần thực hiện làm phẳng mặt hố, để thuận tiện cho phần thi công sau của công trình.
- Kiểm tra cao độ lót móng: Cần đảm bảo phần này đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật để giảm độ lún khi xây dựng các hạng mục phía trên của nhà 2 tầng.
- Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc: Phần này sẽ được quyết định và thi công theo bản thiết kế móng nhà trước đó.
- Ghép cốp pha móng nhà 2 tầng: Yêu cầu kỹ thuật tương đối cao để lõi trong móng nhà 2 tầng chắc chắn, không bị nghiêng vẹo.
- Đổ bê tông móng nhà 2 tầng: Bước này để gia cố móng chắc chắn, đảm bảo độ chịu lực tốt nhất cho 2 tầng nhà bên trên. Yêu cầu khi đổ bê tông cột không nghiêng vẹo, phải thẳng đứng.
- Tháo cốp pha móng: Chờ cột bê tông đông cứng lại thì tiến hành tháo dỡ cốp pha móng nhà 2 tầng.
- Bảo dưỡng bê tông móng nhà 2 tầng: Sau khi đổ bê tông bắt buộc phải thực hiện bảo dưỡng để đảm bảo độ an toàn cao nhất cho phần móng nhà hiện nay.
Trên đây là chi tiết quy trình thi công móng nhà 2 tầng tiêu chuẩn hiện nay. Hy vọng đã giúp quý gia chủ có thêm những thông tin hữu ích cho ngôi nhà tương lai của mình.