Sơn PU là khái niệm thường nghe thấy và được sử dụng chủ yếu trong các xưởng thiết kế nội thất nhà ở nhưng không phải ai cũng biết hay hiểu về loại sơn này. Cùng Nhà đẹp Online tìm hiểu ngay qua bài viết sau:
Mục Lục Nhà Cấp 4
Sơn PU là gì?
Định nghĩa
Sơn PU là một loại nguyên vật liệu polymer được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Nó tồn tại ở 2 dạng chính là dạng cứng và dạng bọt, được dùng thông dụng nhất là đánh bóng đồ nội thất bằng gỗ.
Bên cạnh đó sơn PU dạng bọt còn được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế ngồi như ghế ngồi trong xe hơi, được coi như là một trong các dụng cụ giúp bảo vệ các thiết bị dung cụ dễ vỡ trong quá trình vận chuyển
Thành phần cấu tạo của sơn PU
Được cấu tạo từ 3 thành phần chính:
- Sơn lót: có tác dụng che khuyết điểm, làm phẳng bề mặt để tiến hành bước sơn màu sau đó bóng mượt, đẹp hơn.
- Sơn màu: Thành phần này tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên đa phần thường sẽ có thành phần sơn màu nếu là lựa chọn cho gỗ dù ít hoặc nhiều.
- Sơn bóng: tác dụng chính là làm vật liệu bóng bẩy, thường dùng để phủ lên các lớp gỗ
Ứng dụng của sơn PU
Thường được sử dụng làm lớp sơn phủ cho các bề mặt nội thất và ngoại thất như, các kim loại chứa sắt và không chứa sắt, các loại gỗ, nhựa, tường trát vữa, bê tông,….
Ưu điểm của sơn PU
- Có độ bám dính cao, liên kết vững chắc
- Khản năng bền bỉ và uốn cong hiệu quả.
- Độ cứng cũng đảm bảo tối đa với hàm lượng tốt nhất.
- Bền màu, ít phai khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Ngay cả với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa khắc nghiệt của Việt Nam.
- Màu sắc tươi, sáng, có thể làm lớp lót để sơn màu lên chuẩn, tính thẩm mỹ cao.
- Tạo được độ bóng tốt, giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ cho đồ vật.
- Có khả năng chống lại hiện tượng ố vàng nên sử dụng theo thời gian rất hiệu quả.
Phân loại sơn PU
Sơn PU là loại sơn được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên nó có những loại nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Cụ thể người ta phân thành những loại sau:
Sơn PU 1K
Sơn Pu 1K là loại phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Đây là hệ sơn một thành phần được sản xuất từ những loại alkyd cao cấp và nhựa PU 1 thành phần. Với tác dụng chủ yếu là nâng cao tính năng sử dụng của vật liệu, thường dùng cho đồ gỗ nội và ngoại thất, kim loại, mây tre lá… Màu sắc đa dạng cho bạn nhiều sự lựa chọn phù hợp
Xem thêm:
Sơn tĩnh điện – Công nghệ sơn TỐT NHẤT thời đại mới
10 “Bí kíp” sơn nội thất và LỰA CHỌN SƠN của thợ sơn chuyên nghiệp
Một vài ưu điểm của sơn PU 1K
- Bám dính tốt trên bề mặt vật liệu.
- Dễ dàng uốn cong hiệu quả.
- Độ cứng cao với hàm lượng rắn tối đa.
- Bền màu, chống chịu lại thời tiết hiệu quả, chống ố vàng tốt.
- Màu sắc đẹp, độ bóng cao
- Dễ dàng thi công sử dụng
Hạn chế của sơn PU 1K
- SKhông có khả năng chống lại các tác động lực từ bên ngoài nên sẽ có các vết trầy xước khi vật liệu bị va đập.
- Không có khả năng chống lại được dung môi.
Sơn PU 2K
Đây là loại sơn có 2 thành phần trở lên. Được cấu tạo từ 2 thành phần chính: nhựa arcrylic polyol và chất đóng rắn Isocynate. Màng sơn sẽ khô nhanh, bóng đẹp, bám dính tốt, có độ cứng cao. Đa phần sơn PU 2K được dùng nhiều trên các sản phẩm nội, ngoại thất cao cấp.
Ưu điểm của sơn PU 2K
- Có độ mịn cao hơn so với các loại sơn thông thường
- Độ bóng tốt hơn so với những hệ sơn thường
- Khả năng bám dính cao liên kết bền vững nên màu sơn rất bền, ít bong tróc.
- Chống trầy xước hiệu quả, chịu được lực tác động từ ngoài
- Có khả năng chống thấm nước tốt nên hay được dùng cho ngoại thất.
- Ít khi bị ố vàng
Nhược điểm của sơn PU 2K
- Có thời gian khô lâu hơn
- Giá thành cao hơn các loại sơn khác
- Quy trình pha chế phức tạp nên cần người phải có tay nghề, chuyên môn cao để thi công.
Sơn PU Vinyl
Cũng là một loại sơn PU có hơn 1 thành phần nhưng được sản xuất dùng chủ yếu cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Loại này có khả năng khô nhanh, khắc phục hiệu quả hạn chế của các loại NC thông thường và thường được sử dụng làm sơn lót cho các vật liệu gỗ, kim loại,…..
Ưu điểm của sơn PU Vinyl
- Bám dính tốt
- Độ uốn cao
- Màu sơn trong suốt tạo độ bóng hiệu quả
- Nhanh khô, tiết kiệm thời gian
Nhược điểm của sơn PU Vinyl
Bên cạnh ưu điểm thì sơn PU Vinyl có độ cứng vừa phải, kém hơn so với PU 1K và loại 2K.
Công thức pha nước sơn PU
Như đã trình bày ở trên sơn PU có nhiều cách biến hóa khác nhau và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy với mỗi một ứng dụng khác nhau sẽ có cách pha khác nhau để đảm bảo mục đích sử dụng.
- Pha sơn lót: 2 sơn lót + 1 sơn cứng + 3 xăng
- Pha màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm tinh màu cho phù hợp)
- Pha bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp).
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản mà bạn cần hiểu thêm về sơn PU để đáp dụng cho cuộc sống. Bên cạnh đó nếu bạn muốn nhận được báo giá các dòng sơn, các lại sơn và thương hiệu chi tiết thì hãy tham khảo tại đây nhé!