Sơn tĩnh điện là gì? Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ này chưa? Dù đã nghe hay không thì tôi chắc chắn bạn đã gặp nó rất nhiều lần trong cuộc sống thực tế. Cùng Nhà đẹp Online tìm hiểu về dòng sơn này và xem xem bạn đã gặp nó ở đâu qua các ứng dụng cảu sơn tĩnh điện nhé!
Mục Lục Nhà Cấp 4
Sơn tĩnh điện là gì?
Công nghệ sơn tĩnh điện (hay còn được gọi là Electrostatic Power Coating Technology) là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ.
Các thành phần của sơn tĩnh điện
Bản chất các thành phần trong sơn tĩnh điện được tạo thành từ hỗn hợp bột được sản xuất từ bột sơn như: Hợp chất polymer hữu cơ (Organic Polymer), curatives, chất làm đều màu, bột màu và các chất phụ gia khác.
Các nguyên liệu này sau khi được trộn đều lại với nhau rồi đem đi nóng chảy để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất nhất, sau đó để nguội, nghiên thành một loại bột mịn chính là bột sơn tĩnh điện.
Hiện nay trên thị trường có 04 loại bột sơn tĩnh điện phổ biến là: bóng (Gloss), mờ (Matt), cát (Texture) và nhăn (Wrinkle) được tách bạch sử dụng trong nhà và ngoài trời.
Phân loại sơn tĩnh điện
Phân loại theo tính chất
Theo tính chất sử dụng sơn tĩnh điện được phân thành 2 loại cơ bản:
- Sơn tĩnh điện khô: sử dụng bột tĩnh điện để làm sơn cho các nguyên vật liệu như sắt, thép, inox
- Sơn tĩnh điện ướt: Sử dụng dung môi để làm sơn cho các nguyên vật liệu gỗ, nhựa, kim loại….
Phân loại theo chức năng sử dụng
- Bột Sơn Polyeste: đây là loại sơn được sử dụng phổ biến nhất, do có ưu điểm là độ bền cao, chịu được ánh năng mặt trời, thích hợp với môi trường khí hậu khu vực Việt Nam
- Bột Sơn Epoxy: sử dụng để tránh các trường hợp va đập, bám dính, xói mòn, bảo vệ tốt
- Bột Sơn Acrylic: Thường được sử dụng chủ yếu trong lớp sơn trong, tạo ra độ mịn màng cho bề mặt và có tác dụng kháng lại hóa chất tốt
- Bột Sơn Fluoropolymer: thường được dùng cho sơn ngoài trời cho khả năng chống lại sự tấn công của mặt trời, tia cực tím.
- Bột Sơn hybrid (Epoxy-Polyester): chi phí thấp, sử dụng trên nhiều bề mặt vật liệu tùy nhu cầu.
Cách thức hoạt động của sơn tĩnh điện
Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện:
Sơn tĩnh điện tạo ra một lớp màng phủ phái bên trên nguyên vật liệu. Người ta dùng súng phun sơn để sơn lên các bề mặt tiếp xúc rồi đem đi nung nóng, bột sơn sau khi chảy ra sẽ bám vào lớp bề mặt của vật liệu tạo thành một lớp liên kết bảo vệ bền chắc.
Xem thêm:
15 màu sơn nhà đẹp KHÔNG THỂ BỎ QUA (Có bảng màu chi tiết)
Sơn acrylic. BÍ QUYẾT trang trí nội thất và những ứng dụng cơ bản
Các thiết bị cần thiết khi sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện:
- Súng phun sơn
- Hệ thống dây chuyền tự động
- Hệ thống buồng phun sơn, buồng hấp, buồng sấy
- Máy nén khí
- Máy tách ẩm
- Bồn hóa chất
Ưu điểm của sơn tĩnh điện
- Về kinh tế: mang lợi ích về mặt kinh tế do 99% sơn được sử dụng triệt để còn bột sơn dư trong quá trình sử dụng được thu hồi và tái sử dụng lại. Sử dụng sơn tĩnh điện không cần bến bước sơn lót Không gây lãng phí, tiết kiệm chi phí
- Tiện nghi, dễ dùng: quá trình thực hiện diễn ra tự động hóa dễ dàng bằng cách sử dụng hệ súng phun sơn tự động), dễ vệ sinh mà không cần đến dung môi của hợp chất thứ 3
- Đảm bảo chất lượng: Tuổi thọ thành phẩm của sơn tĩnh điện cao. Khó bị ăn mòn bởi các tác nhân hóa chất, hóa học hay thời tiết.
- An toàn với môi trường: do không sử dụng dung môi hay hợp chất hữu cơ không gây độc hại cho môi trường, chất thải có thể xử lí trong bãi rác nên sẽ không gây nguy hại.
- Bền, chắc: Khi đóng rắn, sơn tĩnh điện tạo thành lớp bảo vệ cứng hơn nhiều so với các loại sơn khác.
Nhược điểm của sơn tĩnh điện
- Màu sắc không chuẩn: do các hạt bột sơn không sử dụng được thu gom và tái sử dụng nên có nguy cơ bị trộn lẫn với nhau khi kết hợp sẽ tạo ra màu sơn sai lệch.
- Chi phí xây dựng hệ thống: Phun sơn tĩnh điện đòi hỏi phải có nhiều nguồn dụng cụ như súng phun và hệ thống nén khí,…., nguồn điện để hoạt động cũng khá cao dẫn đến chi phí ban đầu hơi tốn kém
- Cần người có kinh nghiệm: do tính chất đặc thù khi tiến hành sơn tĩnh điện cần những người am hiểu về hệ thống và loại sơn này nên tốn chi phí nhân công, chi phí đào tạo nhân công.
Ứng dụng của sơn tĩnh điện
Sử dụng trên các vật liệu kim loại, các loại máy móc thiết bị công nghiệp. Được ứng dụng và sử dụng cao trong ngành cửa nhôm kính
Sắt cũng có thể sử dụng phương pháp sơn này nhưng sắt lại có nhược điểm là dễ bị oxi hóa và ăn mòn trong môi trường tự nhiên, ngay cả khi nó một lớp sơn tốt đi nữa.
Một vài ứng dụng quan trọng của sơn tĩnh điện:
- Dùng để sơn kệ sắt thép mạ kẽm, hàng rào mạ kẽm, khung cửa sắt, cổng nhôm,…
- Trong ngành công nghệ ô tô, xe máy: sơn khung xe, nắp capo, mâm xe, tay nắm cửa, bộ tản nhiệt, bộ lọc và rất nhiều chi tiết khác.
- Các thiết bị gia dụng trong gia đình: mặt trước và mặt bên của tủ lạnh, vỏ máy giặt, vỏ cục nóng máy lạnh, thùng máy sấy, máy điều hòa không khí,…. do đảm bảo tính thẩm mỹ và chịu tác động nhiệt, môi trường tốt
- Mọi thiết bị điện, điện tử, gia dụng, trang trí,…. đều có sự bổ trợ của sơn tĩnh điện.