“Một gian bếp thông thường được sử dụng trong khoảng 20 năm, thì người làm bếp ước tính sẽ phải di chuyển quãng đường khoảng 2000km.”
Do đó, khi bắt tay vào thiết kế tủ bếp và phòng bếp, bên cạnh yếu tố về thẩm mỹ thì gia chủ cần chú trọng đến sự hợp lý trong bố cục, đảm bảo tối ưu công năng sử dụng và tiết kiệm thời gian nhất có thể.
Mục Lục Nhà Cấp 4
Nguyên tắc bố trí bếp theo “Luồng công việc”
Sau nhiều năm nghiên cứu, nguyên tắc “luồng công việc” ra đời giúp quãng đường 2000km trên rút ngắn đáng kể. Phần nào giúp việc nấu nướng của chị em phụ nữ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Theo nguyên tắc này, phòng bếp sẽ được phân chia thành 5 khu vực riêng biệt, được sắp xếp theo một trình tự khoa học. Cụ thể từ trái qua phải như sau:
- Khu vực chứa thực phẩm (tủ lạnh, khoang trữ thực phẩm khô).
- Khu vật dụng (chứa bát, đĩa, đũa thìa, cốc chén, ly tách…).
- Khu rửa (gồm máy rửa chén, chậu rửa và các dụng cụ vệ sinh).
- Khu sơ chế (gồm các vật dụng nấu, dao kéo, gia vị và các thiết bị điện)
- Khu nấu (gồm bếp nấu, lò vi sóng, lò nướng, máy hút mùi,…).
Theo đó, gia chủ sẽ rút ngắn được 397km – tương đương 20% tổng quãng đường di chuyển cho việc làm bếp trong thời gian 20 năm.
Các kích thước tiêu chuẩn khi thiết kế phòng bếp
Diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý?
Diện tích phòng bếp được xem là hợp lý khi người nội trợ cảm thấy thoải mái khi nấu nướng và việc di chuyển diễn ra dễ dàng. Do đó, để xác định diện tích phòng bếp hợp lý hay chưa cần phải dựa vào diện tích tổng thể của ngôi nhà và nhu cầu sử dụng thực tế.
Hiện nay, diện tích phòng bếp tối thiểu tại Việt Nam là 12m2 – là diện tích đảm bảo bố trí được các thiết bị nấu nướng cần thiết nhất, đặt được bàn ăn và lối đi nhỏ. Ngoài ra, diện tích phòng bếp phổ biến nhất là 15m2, 20m2, 22m2 và 25m2.
Tuy nhiên, diện tích phòng bếp có thể thay đổi linh hoạt theo nhu cầu và diện tích không gian. Chính vì thế, bạn cần xác định tổng diện tích sàn nhà và cách bố trí các không gian chức năng trước. Sau đó mới chọn diện tích phòng bếp và phân chia các khu vực chức năng, bố trí dụng cụ bếp.
Khoảng cách các khu vực chức năng
Thông thường, quy trình hoạt động trong nhà bếp gồm có 4 bước là: Gia công thực phẩm —> Chế biến —> Nấu nướng —> Dọn ra bàn ăn —> Rửa chén.
Từ quy trình này, tam giác hoạt động sẽ gồm 3 khu vực: Tủ lạnh – Bếp nấu – Chậu rửa, với kích thước tiêu chuẩn như sau:
- Tổng chiều dài 3 cạnh trong tam giác hoạt động dao động từ 5,5m – 6m.
- Bồn rửa cách bếp tối đa 1,8m áp dụng với thiết kế tủ bếp chữ L, chữ U, chữ G, tủ bếp thẳng, tủ bếp song song hoặc bếp có bàn đảo.
Kích thước lối đi tiêu chuẩn trong phòng bếp
Căn cứ vào các tính toán thiết kế phòng bếp thì các lối đi có kích thước tiêu chuẩn như sau:
- Bếp lò và bồn rửa cách nhau ít nhất 60cm: là khoảng cách hợp lý tránh văng nước vào bếp và đủ rộng để đặt xoong nồi, thớt… trước khi nấu.
- Bồn rửa và tủ lạnh không quy định khoảng cách cụ thể nhưng độ rộng phải đủ để đặt thực phẩm lấy ra từ tủ lạnh trước khi đem đi rửa.
- Khoảng trống đặt tủ lạnh rộng tối đa 65cm vì chiều rộng tủ lạnh 1 cánh hiện nay lớn nhất là 600mm. Còn đối với tủ lạnh 2 cánh side by side thì cần rộng 1,0m mới đảm bảo.
- Kích thước lối đi giữa 2 bàn bếp, bàn bếp với bàn đảo hoặc lối đi từ tường tới cạnh bàn bếp ít nhất là 90cm và kích thước tiêu chuẩn là 1,2m. Đảm bảo thuận tiện và di chuyển dễ dàng.
Lưu ý: Tủ lạnh 1 cánh có hướng mở cửa từ trái sang phải nên tam giác hoạt động nên bắt đầu từ phải qua, nếu bố trí hướng ngược lại sẽ gây vướng víu khi lấy thực phẩm ra từ tủ lạnh.
Vị trí bồn rửa cũng nên đặt ở chỗ cửa sổ để giúp thoát hơi ẩm thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn
Kích thước tiêu chuẩn trong thiết kế tủ bếp so với vóc dáng người Việt như sau:
Kích thước bàn đảo tiêu chuẩn trong phòng bếp
- Khoảng cách bàn đảo – tủ lạnh khoảng 1 – 2m.
- Khoảng cách bàn đảo – tủ bếp khoảng 0,9 – 1,2m.
- Khoảng cách bàn đảo – bức tường đối diện tủ lạnh là trên 0,9m.
- Khoảng cách bàn đảo – bức tường đối diện tủ bếp là khoảng 1 – 1,2m.
5 phương pháp tăng sức chứa hiệu quả cho tủ bếp
Sử dụng tủ bếp cao sát trần
Trước đây, chiều cao tủ bếp thường quan niệm rằng phải cao bằng với chiều cao cửa ra vào. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy thiết kế này làm hạn chế không gian lưu trữ đồ đạc của tủ bếp. Đồng thời khiến khu vực nóc tủ bếp dễ bám bụi và khó vệ sinh.
Chính vì thế, thiết kế tủ bếp với tủ cao sát trần được xem là giải pháp tuyệt vời khắc phục tối đa những khuyết điểm của thiết kế cũ. Đặc biệt không lấn chiếm và không “chèn ép” diện tích các khu vực khác trong gian bếp.
Thiết kế ngăn kéo chữ U dưới khoang chậu rửa
Thông thường, nhiều thiết kế tủ bếp hay để trống khoang chậu rửa hoặc chỉ để lưu trữ chai lọ hóa chất tẩy rửa ít dùng đến.
Tuy nhiên, bằng cách thiết kế ngăn kéo chữ U bao quanh ống dẫn nước cho khoang chậu rửa, bạn đã có thêm không gian để chứa các dụng cụ nhỏ phục vụ cho việc vệ sinh, cọ rửa như khăn lau, miếng rửa bát…
Lắp đặt phụ kiện thông minh tận dụng góc chết
Trừ kiểu tủ bếp hình chữ I thì các thiết kế tủ bếp còn lại như tủ bếp chữ U, chữ L và chữ G, đều tạo nên khu vực góc tủ. Chúng thường được coi là “góc chết” và không hay được dùng đến.
Tùy nhiên, ngày nay, nhờ sự ra đời của các phụ kiện thông minh như ngăn kéo, ray trượt thông minh để tận dụng góc chết thì sức chứa tủ bếp đã tăng lên đáng kể.
Sử dụng ngăn kéo cao
Việc bố trí ngăn kéo cao hay ngăn kéo thấp cho hệ tủ bếp thường không quá được để tâm. Tuy nhiên, khi sử dụng ngăn kéo cao, sức chứa của tủ bếp có thể tăng thêm tới 55%, mang đến một giải pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả.
Sử dụng vách ngăn âm trong một ngăn kéo
Tương tự với phương pháp sử dụng ngăn kéo cao, việc sử dụng vách ngăn âm trong 1 ngăn kéo cũng là giải pháp tăng sức chứa cho thiết kế tủ bếp vừa đơn giản mà lại vừa hiệu quả.
Nhờ vậy mà sức chứa tủ bếp có thể tăng thêm tới 15% so với khi tách riêng 2 ngăn kéo. Đồng thời chi phí sản xuất cũng giảm đi đáng kể.
CÓ THỂ BẠN CẦN:
Tham khảo các thiết kế tủ bếp đẹp, công năng tối ưu nhất
Vừa rồi là những nguyên tắc mà gia chủ và kiến trúc sư cần lưu ý khi thiết kế tủ bếp và phòng bếp để tạo nên một không gian vừa thẩm mỹ, vừa tối ưu về công năng, đồng thời tiết kiệm thời gian nấu nướng nhất cho người nội trợ.