Không khí và ánh sáng là 2 yếu tố cục kì quan trọng đối với sự sống của tất cả các sinh vật, nhất là con người. Tuy nhiên, những kiểu nhà phố, nhà ống liền kề thường sẽ không lấy được nhiều ánh sáng và gió tự nhiên.
Giải pháp thông dụng nhất cho những ngôi nhà này là thiết kế giếng trời. Vậy phải trang trí giếng trời trong nhà ra sao để vừa hài hòa, vừa đẹp mắt? Cùng Nhà Cấp 4 tìm hiểu bí quyết trang trí tiểu cảnh giếng trời ngay sau đây nhé.
Mục Lục Nhà Cấp 4
Thế nào là giếng trời và tiểu cảnh giếng trời?
Giếng trời
Giếng trời là không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng thông từ tầng trệt cho đến tầng cao nhất của ngôi nhà.
Nhiều người có thể sẽ nhầm giữa thông tầng và giếng trời. Cụ thể chỉ giếng trời mới được thông từ tầng cao nhất (tầng mái) đến tầng thấp nhất (tầng trệt), còn việc thông giữa các tầng khác nhau thường chỉ gọi là thông tầng.
Tiểu cảnh giếng trời
Tiểu cảnh giếng trời là các thiết kế tiểu cảnh dưới chân hay trên các bức tường nơi đặt giếng trời, với tác dụng làm đẹp và trang trí cho không gian thông gió giếng trời.
Tiểu cảnh giếng trời cũng tương tự như các loại tiểu cảnh khác và gồm 2 loại là khô và ướt. Kiểu thiết kế tiểu cảnh vô cùng đa dạng tùy thuộc vào kiến trúc ngôi nhà, sở thích và mức đầu tư của gia chủ.
>>> Đừng bỏ lỡ: 20+ Mẫu Giếng Trời Cuối Nhà Ống – Giếng Trời Cầu Thang CỰC CUỐN
Vị trí trang trí tiểu cảnh giếng trời trong nhà phù hợp
Những ngôi nhà ống hoặc nhà phố diện tích chật hẹp cần phải cân nhắc thật kĩ khi chọn vị trí trang trí tiểu cảnh cho phù hợp với tổng quan kiến trúc.
Các vị trí đặt tiểu cảnh giếng trời phải đảm bảo phù hợp với phong thủy để lấy được nhiều ánh sáng, thông gió và thoáng mát hơn. Vị trí thích hợp nhất để đặt giếng trời trong nhà chính là cung tài lộc và cung thiên mệnh, lưu ý kiêng kỵ đặt ở hướng Bắc.
Một số vị trí đặt giếng trời thông dụng có thể kể đến như:
- Giếng trời giữa nhà: thường là sự kết hợp hài hòa của giếng trời với khu vực cầu thang, giúp thu hút trọng tâm trong toàn bộ không gian nhà.
- Giếng trời sau nhà: góc cuối nhà sẽ dễ dàng tạo dựng được nhiều ánh sáng và là nơi để bạn trốn khỏi sự tấp nập của mặt phố.
- Giếng trời ở hiên, hành lang: là khu vực góc khuất thường bị lãng quên nhưng vị trí này hội tụ các yếu tố ánh sáng, gió, mưa… để tiểu cảnh giếng trời luôn được tươi tốt.
- Ngoài ra, có thể thiết kế giếng trời ở phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ…
Xác định diện tích tiểu cảnh giếng trời trong nhà
Theo các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm trong nghề, tiểu cảnh giếng trời đơn giản nên được xây nhỏ hơn 5% diện tích sàn nhà đối với nhà nhiều cửa sổ.
Còn với những ngôi nhà có ít cửa sổ thì diện tích tiểu cảnh giếng trời nên nhỏ hơn 15% diện tích sàn nhà và không nhỏ hơn 1m vì sẽ làm mất tính thẩm mĩ.
Kích thước tối thiểu của giếng trời nên từ 450 x 450mm, đủ để 1 người trưởng thành đi lên và xuống. Tùy theo kiến trúc thực tế mà gia chủ có thể điều chỉnh cho phù hợp, giúp ngôi nhà được thoát mát nhất.
Bí quyết trang trí giếng trời trong nhà đẹp hợp phong thủy
Kinh nghiệm làm giếng trời trong nhà
Khi thiết kế giếng trời phải chọn vật liệu sao cho lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất. Vật liệu ốp xung quanh không nên chọn các loại gạch ốp bóng kiếng, gây phản quang mất mỹ cảm cho ngôi nhà.
Đặc biệt, việc trang trí giếng trời trong nhà cần chú ý 3 điều sau:
- Miệng giếng: nên dùng hoa sắt, khung mái, kết cấu thép để khi ánh nắng chiếu xuống sẽ tạo bóng rất đẹp. Có thể kết hợp mái che kính cường lực, tấm nhựa polycarbonate lấy sáng tốt hơn.
- Thân giếng: có thể treo cây xanh kết hợp đèn trang trí, hoặc dùng gạch ốp để tạo điểm nhấn.
- Đáy giếng: có thể thiết kế hòn mộ non, thác nước nhỏ, cây cảnh… nếu miệng giếng không có mái che thì phải lắp ống thoát nước và đáy phải rộng hơn để nước trên miệng không rớt ra xung quanh.
Các kiểu tiểu cảnh giếng trời trong nhà
Tiểu cảnh khô
Tiểu cảnh khô gồm các khu vườn, hòn non bộ, tranh tường đá, cây cối, hoa cổ, gạch, gốm… thiết kế theo ý tưởng của người thực hiện, theo tình hình thực tế mỗi căn nhà và sở thích của gia chủ.
Có nhiều cây phong thủy phổ biến để trang trí cho tiểu cảnh giếng trời mà không cần tốn nhiều công sức chăm sóc, mang lại nhiều tài vận cho gia đình:
- Mệnh Kim: cây Lan ý, Kim ngân, Trầu bà Đề vương, Dây nhện, Ngọc ngân, Kim tiền,…
- Mệnh Mộc: cây Kim tiền, Kim ngân, Vạn niên thanh, Ngọc bích, Trúc nhật, Tùng thơm,…
- Mệnh Thủy: cây Lan ý, Đuôi công xanh, Ngân hậu, Dây nhện, Tùng la hán, Bạch mã hoàng tử,…
- Mệnh Hỏa: cây Hồng môn, Phú quý, Vạn lộc, Kim tiền, Bạch mã hoàng tử, Kim ngân,…
- Mệnh Thổ: cây Lưỡi hổ, Phú quý, Hồng môn, Vạn niên thanh,…
Tiểu cảnh nước
Giống như tiểu cảnh khô, tiểu cảnh nước cũng có cây cối, hoa cỏ, tượng, đá, gốm,… nhưng có thêm nước. Có thể thiết kế giếng trời với bể cá, hòn non bộ nước chảy róc rách, vui tai.
>>> HOT:
25+ Ý Tưởng Thiết Kế Sân Vườn Nhỏ Trước Nhà Cấp 4 CỰC HÚT
99+ mẫu nội thất phòng ăn SANG – XỊN – MỊN. Kinh nghiệm thiết kế phòng ăn
Một số mẫu giếng trời đẹp phong thủy nhất
Vừa không chiếm nhiều diện tích của căn nhà lại vừa đa dạng về phong cách và thiết kế nên đây là xu hướng trang trí được ưa thích nhất hiện nay. Cùng khám phá những mẫu giếng trời đẹp và phong thủy nhất mà sau đây của chúng tôi.
Với những thông tin trên, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn có thêm định hướng và kinh nghiệm để tạo nên cho mình các ý tưởng trang trí tiểu cảnh giếng trời trong nhà như ý.